Nguyễn Quốc Khanh bắt đầu nói tiếng Pháp từ lâu lắm rồi. Từ hồi anh còn là một cậu học sinh ở trường Lycée Pháp tại Đà Lạt. Song, trước khi giải phóng miền Nam, anh chưa bao giờ nghĩ mình sẽ có cơ hội sử dụng ngôn ngữ này ở dưới chế độ cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhưng khi một người bạn là thợ điện nói với anh về một ông chủ ngân hàng Pháp muốn tìm một kiến trúc sư nói tiếng Pháp để cải tạo lại văn phòng của mình, Khanh đã trả lời bằng một âm giọng Pháp chuẩn nhất: “Tôi hiểu tất cả những gì ông ấy nói. Nhưng tôi không thích trả lời dài mà chỉ là vâng, không, có thể”. Nguyễn Quốc Khanh, người sáng lập và là Chủ tịch AA - một công ty lớn nhất Việt Nam về thiết kế và bán lẻ nội thất cao cấp.
Việt Nam không thể có nhiều công ty có khả năng cạnh tranh trên môi trường quốc tế. Nhưng Nguyễn Quốc Khanh đã bắt đầu điều đó được 20 năm nay. Và giờ đây, công ty của anh đã vượt qua Tập đoàn Kiev để thắng thầu tại thị trường New York.
Chủ ngân hàng quá ấn tượng với phong cách nói chuyện, âm tiếng Pháp chuẩn xác và có lẽ cả mong muốn của Khanh, đã trao công việc đó cho anh, một hợp đồng đầu tiên về thiết kế nội thất với 1 công ty nước ngoài mới đến sau nhiều năm bị cô lập về kinh tế. Đó là vào thời kỳ những năm cuối 80 và đầu 90 của thế kỷ 20, thập kỷ của đổi mới, khi chính sách mở cửa kinh tế của Việt Nam đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Hoà nhập với những thay đổi đó, anh bắt đầu sự đổi mới theo nghĩa đen của mình. Anh biết rằng các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà ngoại giao cần sự thay đổi cho những ngôi biệt thự, cũng như văn phòng làm việc cũ kỹ. Vậy là anh trở thành nhà tư vấn về thiết kế nội thất. “Đó là thời kỳ tuyệt diệu” anh Khanh, người hiện tại nói thành thạo tiếng Anh, tiếng Pháp và đủ sức trò chuyện bằng tiếng Nga và Trung Quốc, chia sẻ: “Chúng tôi rất bận rộn và chúng tôi học được nhiều thứ”.
Ngày nay, Tập đoàn AA sở hữu một thị trường trong nước về thiết kế nội thất cao cấp, nắm bắt khoảng 80% hợp đồng ở các khách sạn 4 sao và 5 sao. Anh Khanh cho biết. Hầu hết các văn phòng công ty, toà nhà cao cấp trên thị trường, cửa hàng, CLB… đều có sản phẩm gắn thương hiệu AA. Trong vòng 5 năm qua, AA cũng thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu thông qua việc đưa thương hiệu của mình đến với các khách sạn, resort và khu căn hộ cao cấp từ InterContinental ở Kiev, Ukraine đến Trump SoHo ở New York. Tập đoàn của anh đã hoàn tất hàng chục dự án khách sạn 5 sao ở Mỹ, Trung Đông và châu Âu, cũng như châu Á.
Ở tuổi 50, anh không hề phải bôn ba nhiều nơi để phát triển doanh nghiệp của mình. Các ông chủ khách sạn trên khắp thế giới đến tận Việt Nam để tìm anh. Tập đoàn kiến trúc GER, một nhà thầu chuyên về đồ gỗ ở nước ngoài và giám sát thiết kế nội thất cho Trump Soho, đã làm một cuộc khảo sát ở châu Á để tìm kiếm đối tác sản xuất hiệu quả và chi phí thấp, đã phát hiện ra Việt Nam. AA trở thành cái tên đầu tiên trong các hãng thiết kế nội thất này, bởi uy tín và cũng bởi chữ cái đầu thể hiện cho một Kiến trúc cao cấp (Advanced Architecture). Kể lại thời điểm ban đầu, anh Khanh, người bắt đầu thành lập công ty từ năm 1990 tại TPHCM cùng với 2 sinh viên kiến trúc, cho biết: “Lúc đó, chúng tôi chưa biết nhiều tiếng Anh. Nhưng đó đúng là một quyết định tốt nhất”.
Việc kết nối với GER đã tạo một bệ phóng cho AA ở thành phố New York và mang về thêm nhiều dự án khách sạn, trong đó bao gồm cả Standard và Royalton. Hiện tại AA có 3 đối tác tương tự như GER và hoàn tất 19 dự án khách sạn hạng sang ở 12 thành phố của Mỹ.
Mặc dù thành công trên thị trường thế giới, nhưng công ty của anh lại khá nhỏ, chỉ với 35 triệu USD tiền bán sản phẩm năm 2010. Theo khảo sát của Tập đoàn Lodging Econometrics, việc kinh doanh bị ảnh hưởng do suy thoái kinh tế khiến cho các công trình xây dựng khách sạn giảm 25% so với năm 2008 ở châu Á – Thái Bình Dương (không tính Ấn Độ và Trung Quốc), châu Âu và Mỹ. Lợi nhuận công ty chỉ đạt từ 5 đến 10%. Hiện tại, AA phát triển được là nhờ chi phí điều hành thấp. Nhân công ở Việt Nam tương đối rẻ. AA chỉ phải trả mức lương 150USD/tháng cho 1.400 trong số 2000 nhân công. Đây được coi là mức lương tối thiểu. 3 vị trí khác do người nước ngoài đảm nhiệm. Vợ anh hỗ trợ việc thiết kế đèn, đệm và các sản phẩm nội thất khác.
Trước đây, AA có một phần tài chính nắm giữ bởi công ty Indochina Capital với 20% cổ phần. Tuy nhiên, thời gian gần đây, anh Khanh đã mua lại số cổ phần đó. Ông Stanley Vukmer, nguyên giám đốc điều hành công ty, khi bình luận về việc đưa toàn bộ số cổ phần về một mối, đã khen ngợi: “Câu chuyện nổi tiếng nhất về AA là bằng cách nào đó, ngay cả trong cơn khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng như vậy, mà Khanh đã thâu tóm toàn bộ công ty bằng những quyết định nhanh chóng”. Ông cũng cho rằng quyết định tập trung nhiều hơn nữa vào thị trường khu vực không bị ảnh hưởng bởi việc giảm số phần trăm xây dựng khách sạn, như ở châu Á và Trung Đông, là một minh chứng cho khả năng điều hành AA mạnh đến mức nào.
Chiến lược đã được khẳng định. Doanh thu bán hàng tăng 30% lên đến 45 triệu USD trong năm nay. Khánh lên kế hoạch gia nhập vào thị trường chứng khoán của Việt Nam vào đầu năm tới “Nếu thị trường không quá dễ biến đổi”. Mục đích của anh là tăng số vốn đủ để mở rộng khả năng sản xuất nhằm thúc đẩy việc bán lẻ đồ gỗ. Hiện tại, xưởng sản xuất của anh đang đặt ở tỉnh Long An, cách TPHCM khoảng 45 phút xe hơi. Xưởng này cũng chiếm 60% quỹ đất anh đang có. Anh hy vọng khối lượng sản xuất lớn hơn sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn và đưa AA vào danh sách những công ty 100 triệu USD trong vòng 3 đến 4 năm tới.
Dự đoán về thị trường trong thời gian tới, anh cá rằng số lượng sản phẩm tăng lên chủ yếu ở thị trường nội địa và một nửa doanh thu trong tương lai đến từ việc bán sản phẩm đồ gỗ. Đây quả thực là một canh bạc trong một thị trường nhỏ như vậy. Song sự thèm khát đồ gỗ cao cấp của đô thị Việt Nam đang ngày càng phát triển và mạnh hơn. Theo thống kê của Chính phủ, doanh thu bán lẻ tăng 18,6% so với năm ngoái, lên đến 65,7 tỷ USD. Tất nhiên, số lượng người có khả năng theo đuổi sản phẩm chất lượng cao vẫn còn hạn chế. Ông Dominic Scriven, Giám đốc điều hành Dragon Capital, cho biết: “Tiêu thụ nội địa tại Việt Nam quả là việc làm mạo hiểm. Nhưng sau đó, hầu hết người dân sẽ thay đổi quan điểm sống của mình chăng?”. Tuy nhiên, anh Khanh vẫn cho rằng người Việt Nam sẽ luôn yêu cầu sự ưu tiên cao nhất cho ngôi nhà của họ: “Người dân ở đây thường mơ về việc sẽ xây nhà và trang bị những nội thất đẹp”. Về vấn đề này, anh đã có những kinh nghiệm khi đưa ra quyết định đúng đắn ở những thời điểm đúng. Khi công cuộc đổi mới bắt đầu, nhiều người Việt Nam e rằng tự do kinh tế sẽ không tồn tại lâu dài và việc bắt đầu kinh doanh sẽ khó mang lại tiêu chí. Bạn bè và người thân cảnh báo anh rằng đó sẽ là rủi ro lớn. Nhưng anh nghĩ ngược lại: “Tôi cho rằng tại sao không. Tôi chẳng có gì để mất”.
Là một sinh viên kiến trúc, điều cuối cùng anh từng mong muốn là trở thành một doanh nhân. Bố mẹ anh, đã từng điều hành một xưởng bánh và xây dựng, đã để con trai họ cho người thân chăm sóc khi chuyển vào Sài Gòn. Họ không muốn anh tiếp bước họ. Họ muốn anh có được sự giáo dục tốt nhất mà Đà Lạt, một thành phố có uy tín về học thuật, có thể mang lại. Và sau đó, tấm bằng giáo sư và một vị trí trong chính phủ hoặc doanh nghiệp Nhà nước là con đường an toàn và ổn định nhất đối với một người như anh.
Những sản phẩm nội thất tại các căn hộ mẫu của Ecopark chủ yếu do Nhà xinh cung cấp và đã được khách hàng đánh giá rất cao. Hiện đã có nhiều đơn đặt hàng cả thiết kế và thi công nội thất cho các căn hộ chung cư Rừng Cọ, biệt thự Vườn Tùng, Vườn Mai. Để chiếm lĩnh thị trường vô cùng tiềm năng tại Ecopark với hàng vạn hộ dân sinh sống, cùng với các thương hiệu lớn khác, nội thất Nhà xinh chuẩn bị khai trương tại khu phố thương mại Phố Trúc.
|
Anh vẫn nghiên cứu về kiến trúc khi lần đầu tiên có cơ hội kiếm tiền. Dưới hệ thống giáo dục đại học Đảng cộng sản, nơi mà ai cũng cần một tấm bằng để phát triển sự nghiệp, thì anh lại hoàn toàn không lệ thuộc vào điều đó. Một mặt, anh xây dựng xưởng nhỏ, thiết kế các gian hàng cho hội chợ và thiết kế màu sắc cho các cửa hàng tại Hội chợ du lịch của TPHCM. Anh và các cộng sự đã sáng lập lên AA với giấc mơ xây dựng các công sở và khách sạn mới mà đất nước sẽ cần đến. Sau đó, năm 1991, anh sang Singapore, chuyến đi nước ngoài đầu tiên của anh. Sau khi nhìn những toà nhà chọc trời của họ, anh nghĩ: “Tôi biết rằng chúng tôi không thể cạnh tranh”. Trở về, anh quyết định tập trung vào nội thất. Anh vẫn thường nhắc lại câu chuyện ông chủ ngân hàng Pháp để dạy dỗ các nhân viên của mình rằng càng biết nhiều ngoại ngữ càng tốt. Tương tự là ngôn ngữ thiết kế. Trong trường hợp khách hàng yêu cầu đặc biệt, anh sẽ thay đổi cách nhìn “Indochine” vào phong cách trang trí nghệ thuật của Pháp trong các sản phẩm châu Á. Anh gửi các nhà thiết kế của mình đi học tập các xu hướng mới ở Mỹ và Italia. Gút lại điều này, anh khẳng định: “Người phương Tây có thể làm nên cái mới từ sự cổ kính của người châu Á. Tại sao người Việt Nam lại không làm được các sản phẩm hiện đại? Khi có yêu cầu về thiết kế và đồ thủ công, chúng ta có thể cạnh tranh với bất kỳ ai”.
Nguồn: www.forbes.com/global/2010/0809/entrepreneurs-vietnam-nguyen-quoc-khanh-furnishing-world.html