Mỹ Anh
Ông có thể chia sẻ với độc giả Ecolife, cơ duyên nào đã khiến ông chọn Ecopark?
Từ rất lâu rồi, tôi đã tìm hiểu và có rất nhiều bài viết ủng hộ sự có mặt của dự án tại tỉnh nhà và đó cũng chính là thời điểm tôi biết đến Ecopark. Tôi đã chọn một căn tầng 2 trong chuỗi các Toà tháp cao tầng Rừng Cọ và cho đến bây giờ, đó vẫn là quyết định sáng suốt của tôi.
Đó là nơi ông sẽ dành để hưởng thụ sau cả một cuộc đời lăn lộn vất vả với văn chương và cuộc sống hay là chỉ chọn một không gian để làm việc?
Tôi sinh ra ở vùng quê bãi bồi nên hít thở gió sông, không khí của sông từ thuở lọt lòng nên lúc nào tôi cũng thèm cảm giác được sống với nó. Khi về Ecopark, tôi đã tìm thấy tất cả những thứ tôi đang muốn tìm lại. Tôi đang mong mỏi từng ngày được về hưởng thụ tại Rừng Cọ.
Và với tôi, một chỗ ổn định lâu dài, nó phải thoả mãn môi trường là số một. Nó là gió, là nước, là sông, là hồ, là cây xanh, là các tiện ích tiện dụng cho cuộc sống sinh hoạt như: trường học, chợ búa, bệnh viện…Như Ecopark là tiêu chuẩn của tôi.
Thực tế hiện nay nhiều người mới chỉ tìm cho mình được chỗ để ở chứ chưa thực sự có được nơi để “ sống” đúng nghĩa, ông thấy thế nào ạ?
- Cái khó thường bó cái khôn, khi cuộc sống còn khó khăn thì người ta tìm được cho mình chỗ chui ra chui vào, tồn tại được là may mắn lắm rồi. Giờ đây khi xã hội ngày càng phát triển và khi đã có đủ điều kiện thì con người sẽ biến những ước mơ thành hiện thực, họ tìm đến những phương tiện sống tốt nhất.
Theo ông đánh giá, Ecopark đã và sẽ đạt được những tiêu chuẩn, hoặc có sự khác biệt nào so với các khu đô thị khác?
- Mỗi con người sống và có số phận như thế nào hoàn toàn dựa vào tính cách của người đó. Mỗi tính cách có sự riêng biệt cũng như mỗi công ty có một thương hiệu, có một slogan riêng. Ecopark là sự sáng tạo riêng biệt. Chỉ nói đến việc chọn vị trí cho Ecopark đã cho thấy đầu óc của chủ đầu tư, có đi nhiều nơi trên thế giới mới thấy hết giá trị của ý tưởng Sự sống xanh này. Theo tôi, Ecopark làm cho tỉnh Hưng Yên sang trọng lên, nó mở ra một trào lưu khai thác ven sông Hồng. Nếu có 100 Khu đô thị như Ecopark thì chúng ta đi đến đâu cũng có thể ngẩng đầu.
Cuộc sống mang tính cộng đồng cao, tình làng nghĩa xóm từ lâu đã tồn tại trong người dân Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng sự phát triển của cuộc sống hiện đại ở các khu đô thị lớn như hiện nay đang dần mất đi điều đó. Theo ông, tình cảm xóm làng có thể nhen nhóm lại trong “cộng đồng” dân cư Ecopark?
- Đúng là với lối sống hiện đại ngày nay, giữ được tình làng, nghĩa xóm là hơi khó. Người xưa có câu thương nhau khi đói. Mấy ai yêu nhau khi đã no đâu. Với quan điểm sống ngày nay, tôi nghĩ rằng điều quan trọng là người quản lý của mỗi khu đô thị. Nếu họ biết thiết lập mọi chuyện theo hướng minh bạch, rõ ràng, sống bằng tình cảm chân thành thì cuộc sống “cộng đồng” ngày xưa vẫn áp dụng được. Bên cạnh đó, mỗi cư dân nên chịu nhún một chút, chịu luỵ một chút và nghĩ đến người khác một chút.
Chắc hẳn hàng xóm của ông sẽ là những bạn bè đồng nghiệp?
- Ồ, khi tôi xuống làm thủ tục mua căn hộ thì đã có rất nhiều nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ đến đó trước cả tôi, họ xếp hàng từ rất sớm. Họ biết thông tin nhanh thật. Có lẽ ai cũng muốn lấy cảm hứng từ thiên nhiên cây cỏ, từ ánh nắng và gió trời của Ecopark để thổi hồn cho những đứa con tinh thần của mình.
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!