Kết quả, toàn bộ 622 hộ dân thuộc diện ưu tiên đều đã tiến hành bốc thăm thành công. Điểm dự án dịch vụ Chiêm Mai với tổng diện tích gần 8ha, cung ứng được 664 lô đất ở, với các diện tích đồng bộ theo từng lô là 40, 50, 60, 70m2, nằm bám dọc trục đường chính vào chợ gốm xã Bát Tràng, đối diện với dự án Ecopark.
Khu dịch vụ liền kề này đã được quy hoạch đồng bộ với đầy đủ các chức năng về giao thông, hạ tầng, thương mại, giáo dục…
Lãnh đạo xã Xuân Quan cho biết, sự kiện có ý nghĩa đối với nhân dân xã Xuân Quan nói riêng sau một quá trình dài triển khai hệ thống dự án dịch vụ từ những năm 2005, 2006.
“Xã đã tiến hành bốc thăm đảm bảo minh bạch, khách quan và công bằng với 100% người dân tham gia. Đây sẽ là mẫu hình để các điểm dự án dịch vụ còn lại tiến hành bốc thăm vị trí”, vị này nói.
Dự án đường giao thông liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên và dự án Khu đô thị sinh thái Ecopark là hai dự án lớn, có liên quan đến 12 xã của tỉnh Hưng Yên. Ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào thời điểm tháng 6.2004, công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất thực hiện dự án đã được triển khai.
Chỉ riêng 3 xã Phụng Công, Cửu Cao, Xuân Quan đã có diện tích thu hồi gần 500ha với gần 5.000 hộ dân, tương đương với hơn 18.000 khẩu. Xác định được khối lượng công việc lớn, chính quyền tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo các huyện, xã liên quan tiến hành tổ chức thực hiện từng bước vững chắc để đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người dân.
Theo quy định, một sào đất thu hồi được tính giao 10m2 đất dịch vụ, 1 khẩu trực tiếp sản xuất nông nghiệp được giao 4m2, 1 suất liệt sĩ được giao 20m2, diện tích nhỏ nhất mà mỗi hộ dân nhận được là 40m2 đất dịch vụ.
Không dừng ở đó, chủ đầu tư của Ecopark là Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đô thị Việt Hưng (Vihajico) đã tích cực đề xuất và được phép áp dụng thêm một số biện pháp nhằm bảo đảm hơn nữa quyền lợi của người dân.
Đơn cử, tỉnh đã đồng ý để lại 100% tiền sử dụng đất để đầu tư xây dựng hạ tầng khu dịch vụ cho dân; mở rộng đối tượng được giải quyết gồm cả những hộ dân bị thu hồi <30% diện tích đất nông nghiệp.
Lãnh đạo Vihaijico cho biết, tổng kinh phí mà công ty này hỗ trợ cho cả 3 xã nói trên dự kiến khoảng 200 tỷ đồng. “Đây cũng là nỗ lực của chính quyền và chủ đầu tư nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân ổn định đời sống, sớm chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang kinh doanh dịch vụ”, ông Nguyễn Công Hồng - Phó Tổng Giám đốc Vihaijico khẳng định.
Như vậy có thể nói, Ecopark là dự án duy nhất hiện nay trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã làm tốt và triển khai thành công chính sách giao đất dịch vụ cho người dân có đất bị thu hồi. Ngoài các phần việc nói trên, được biết những năm qua, chủ đầu tư cũng là tên tuổi tiên phong trong hỗ trợ phát triển cộng đồng.
Rõ ràng, khi doanh nghiệp không ngừng đóng góp chia sẻ, phục vụ cộng đồng tạo nên một quần thể, không gian cùng phồn thịnh, tiến bộ, không đơn thuần chỉ là một cách làm mới mẻ, mà nó thể hiện sự khéo léo, tầm nhìn dài rộng của nhà phát triển dự án BĐS. Sự gắn bó và cùng đồng hành hài hòa giữa 3 bên: chính quyền địa phương, doanh nghiệp và nhân dân bổ trợ lẫn nhau, mang lại cơ hội và lợi thế tối ưu.
Sẽ là chưa đầy đủ và thiếu hoàn hảo nếu một khu đô thị, một dự án bất động sản (BĐS) chỉ tập trung vào mục tiêu phát triển một cách độc lập, đứng ngoài cộng đồng xung quanh. Đã có những chủ đầu tư tiên phong trong xu thế đem lại sự phồn vinh cho cộng đồng, địa phương, từ đó gián tiếp tạo nền tảng phát triển dự án của mình.
Những ngày cuối tháng 2, xã Xuân Quan (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) đã tổ chức cho người dân tiến hành bốc thăm nhận vị trí đất dịch vụ tại khu dịch vụ Chiêm Mai.
Người dân ở Xuân Quan bốc thăm nhận đất dịch vụ ở dự án Ecopark